head

Monday, September 12, 2005

CÁC CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI Phan 5

CÁC CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

Vấn: Thưa CHA, khi con thọ pháp Vô Vi Huyền Bí Học, con có nghe người truyền pháp bảo rằng con không cần phải cố gắng lập hạnh hay diệt tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố, dục, chỉ cần công phu theo pháp lý này một thời gian thì tự nhiên tánh tình sẽ thay đổi. Nhưng cho đến nay sau một thời gian hành pháp, con vẫn chưa thấy khá hơn, vẫn nóng giận sân si, và nhiều tật xấu khác. Nhưng con thấy những bạn tu khác hành pháp này, thì có chứng nghiệm sự tiến bộ nhiều trong việc sửa tánh. Xin CHA dạy cho biết tại sao trường hợp con lại không được hiệu quả?


Đáp: CHA thấy đa số các con trong phái Vô Vi hay lý luận rằng: "Không cần sửa, để pháp nó sửa!"

Đây, để CHA phân tích cho các con rõ, nếu con muốn tiến hóa nhanh, muốn mau sáng, thì việc trau tâm sửa tánh lập hạnh rất cần thiết chứ con! Việc lập hạnh hay công trình rất là quan trọng và hỗ trợ đắc lực cho sự tiến hóa của người tu. Vả chăng việc công phu và việc lập hạnh có tương quan rất mật thiết. Vì, phải chăng việc công phu buổi tối hỗ trợ cho việc lập hạnh ban ngày, và việc lập hạnh ban ngày hỗ trợ cho việc công phu buổi tối?

Vì sao công phu buổi tối giúp việc lập hạnh ban ngày. Đây CHA cho rõ, buổi tối, nếu con ngồi công phu sốt sắng, không lười mỏi không giải đãi, lo ra, nhờ trụ tâm ý và nhờ cách vận hơi thở con mang được một số thanh khí điển của Trời Đất vào thanh lọc bản thể, quân bình lại ngũ hành, sau một ngày nó bị rối loạn, bị trược hóa vì những sinh hoạt Hồng Trần của con. Cho nên, khi con công phu tốt buổi tối, hôm sau, con người được ổn định hơn, vui tươi phấn khởi hơn, tánh tình con nhờ đó được thăng hoa, giúp con dễ sống Đạo Đức hơn.

Đấy là công phu buổi tối giúp việc lập hạnh ban ngày.
Rồi vì sao lập hạnh ban ngày, hỗ trợ việc công phu buổi tối? À, điều này con có thể chứng nghiệm được.

Khi con sống một ngày đầy loạn động, đầy dẫy tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố, dục... tức nhiên, con thấy nặng nề mệt mỏi, buổi tối ngồi công phu khó khăn, lười mỏi, giải đãi, lo ra, ngồi thiền cho lấy có, thế nên, bản thể chẳng hưởng được bao nhiêu thanh điển, ngũ hành không có cơ hội được thanh lọc và quân bình trở lại, để giúp cho sự cải sửa tánh tình, lập hạnh ban ngày. Do đó, mà công phu hoài không thấy tiến bộ. Ấy là việc lập hạnh ban ngày hỗ trợ cho phần công phu buổi tối.

Cho nên, muốn mau tiến bộ, con phải vừa công phu vừa lập hạnh. Đừng ỷ lại vào pháp môn, chờ nó cải sửa cho mình. Chờ biết chừng nào con? Cận ngày giờ rồi! Lo mà đi không kịp thôi con! Vả chăng, nếu con muốn ỷ lại vào pháp, để pháp nó sửa cho con, việc này cũng được chớ con! Có điều, ỷ lại vào pháp, cậy nhờ nó, thì phải siêng năng bám theo nó, tức là con phải ngày đêm tinh tấn công phu, chuyên chú siêng hành pháp luôn luôn không bê trễ, không giải đãi, mỗi lúc công phu phải sốt sắng, không bê bối, lo ra, hành được như vậy đương nhiên và chắc chắn con phải thấy tiến bộ! Đấy là ỷ lại mà biết ỷ lại vậy.


Vấn: Thưa CHA, con có biết một bạn đạo, trước đây vào thời gian đầu, hành theo pháp lý này rất thấy tiến bộ, tánh tình thay đổi, có khi lúc công phu nhắm mắt lại thấy được ánh sáng xẹt ra từ tam tinh bộ đầu, có khi thấy được cảnh này cảnh kia. Nhưng một thời gian sau, công phu lại bị sụt kém, không còn được thấy như trước, và tánh tình trở lại nóng nảy gắt gỏng như khi chưa tu. Người này cho biết mỗi tối đều có hành công phu. Vậy xin CHA cho rõ, tại sao lại có sự thoái bộ như vậy khi vẫn công phu đều?

Đáp: Mỗi tối vẫn ngồi công phu nhưng sở dĩ thoái bộ, vì nhiều lý do, CHA tạm kể vài lý do sau đây:

- Vì dạo sau này, khi công phu, bạn con không đủ định trí để đem được số thanh điển cần thiết thanh lọc và ổn cố ngũ hành, hầu quân bình lại mọi tổ chức cơ năng trong bản thể, sau một ngày vọng động vì những sinh hoạt hồng trần.

- Rồi phải thấy chỗ, trong ngày con bị vọng động nhiều với đời sống trần gian, khiến thần tán, khí hao, điển mất. Do đó bản thể bị ô nhiễm nhiều trược, nến tối về ngồi công phu phải thấy nặng, khó khăn, điển không rút đi lên. Công phu nặng càng khiến con giải đãi, lo ra, lười mỏi, hành lấy lệ, rồi xả thiền. Đã bị ô nhiễm trong ngày, rồi lúc công phu lại giải đãi, không ráng tinh tấn hành pháp để hội tụ được số thanh điển thanh lọc, hóa giải bớt trược khí trong bản thể, nên năm luồng điển của ngũ tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận phải bất thông, không cải sửa lại trật tự.

Ngũ hành rối loạn mà không quân bình lại được, thì tức nhiên, con phải thấy sút kém, thoái bộ cả mặt tinh thần lẫn sức khỏe cơ thể. Thấy nóng giận trở lại là vì hỏa can bị nghẹt không thông đó? Do vậy, dầu luân xa ở tam tinh bộ đầu có mở ra được chút ít nhờ thanh điển hội tụ được khi công phu tốt trước đó, phải bị che lại sau này vì ô nhiễm trược mà thôi.


- Lý do nữa, vì giai đoạn sau này, là màn của khối trược khảo đảo, nên tầng trược khí bao quanh cõi hồng trần càng ngày càng dày đặc. Các con tu thiền phải cố gắng hơn bội phần theo đà phát triển của trược khí thì mới mong hóa giải bớt ảnh hưởng của khối trược điển đang tác loạn ở đấy.

Nếu các con cứ tiếp tục công phu theo đà từ trước đến nay, thì chắc chắn, phải thấy hiệu quả sút kém. Cho nên, CHA đã khuyên các con phải ráng siêng hành pháp luân cho nhiều trong ngày, vào bất cứ lúc nào con có điều kiện. Ngoài ra, con ráng hành những gì cần thiết cho "cơ cấp cứu" để hóa giải bớt trược khí mà con nào cũng phải bị ô nhiễm không ít thì nhiều. Đấy là trường chay, mật niệm danh CHA hay các vị Phật, và siêng năng tinh tấn công phu. Những điều trên, CHA đã phổ biến cho các con biết rồi. Trở lại vấn đề con hỏi. CHA tóm tắt rằng, sở dĩ, đứa kia vẫn công phu mỗi tối mà bị thoái bộ là vì:

- Không hành công phu tốt, nên không bồi bổ lại được phần điển đã mất.
- Vì ban ngày bị loạn động nhiều bởi cảnh sống nên ảnh hưởng việc hành pháp buổi tối khiến công phu không được kết quả tốt.

- Vì đà công phu không theo kịp với đà phát triển của trược khí. Những sự kiện này đã đưa tới chỗ thoái bộ của bạn con. Điều này CHA nói tổng quát cho mọi trường hợp chung mà các con đều có thể gặp. Có thể có trường hợp đặc biệt riêng rẽ, nhưng cái đó phải xét từng cá nhân mới được.


Vấn: Thưa CHA, con có nghe nói đến Hội Long Hoa, Long Vân. Xin CHA giải thích rõ hơn về sự khác nhau giữa hai Hội này.


Đáp: Long Hoa với Long Vân cũng chỉ là một mà thôi, nhưng được thể hiện bằng nhiều trạm, tạm gọi là trạm bán kết, trạm chung kết... Hiện tại, khối trược đang hoành hành ở đây, khiến con người phải chịu nhiều thử thách như nghèo đói, bệnh hoạn, tai nạn, chết chóc, thiên tai, địa ách v.v... Đấy là cơ khảo thí Long Hoa đang diễn bày. Đợt khảo thí này là đợt bán kết, là cơ sàng sảy để thanh lọc một số phần hồn nặng nghiệp sát và trược đúng mức của ma quỷ.


Qua đợt này sẽ là CƠ CHUYỂN TIẾP, là giai đoạn giúp các con có điều kiện tu tiến hơn, để chạy nước rút cho kịp dự kỳ chung kết. Còn đợt chung kết nữa con! Nhưng nếu con không qua được đợt này làm sao con dự kỳ chung kết?
Đợt khảo thí chung kết sẽ là Cơ Tận Diệt, là kỳ phán xét cuối cùng, đợt này sẽ vô cùng dữ dội, con nào không đủ trình độ tiến hóa đạo đức và trí tuệ thì phải tiêu trong màn này.

Vì đây là đợt mà CHA tuyển chọn rặc ròng giống tốt, để vào Kỷ Nguyên Thánh Đức! Trình độ tối thiểu cũng phải là sạch hết những tánh ganh tỵ, nhỏ mọn, đố kỵ, tỵ hiềm, chấp ta ngã mạn, phân biệt, chia rẽ. Tóm lại, phải có trình độ đại đồng, biết thực thi tình bác ái huynh đệ giữa đồng loại, không phân biệt tôn giáo, màu da, chủng tộc, giai cấp.


Vấn: Có bạn đạo nói tu vào Long Hoa là còn thấp, họ tu không cần vô dự Long Hoa, họ tu để về thẳng cõi giải thoát. Thưa CHA, tu không vô Long Hoa có được không?


Đáp: À Đại Hội Long Hoa lần này là kỳ Đại Hội Điểm Đạo lần ba của quả cầu 68. Đây là một cuộc điểm đạo hết sức vĩ đại và quan trọng mà tất cả hàng Phật Tiên Thánh và những phần hồn tiến hóa đủ tiêu chuẩn được tuyển chọn đều phải tham dự. Đây là cuộc điểm đạo vô cùng lớn lao để định vị cho tất cả những ai được đắc quả, hoặc chịu gắng công tu hành ở kỳ Ba này.

Những con nào, nếu tới được trình độ Niết Bàn ở kỳ Ba, đến giờ đó, dĩ nhiên, cũng đều phải có mặt để xướng danh định quả vị, như ĐỖ THUẦN HẬU, LƯƠNG SĨ HẰNG chẳng hạn, được đắc quả kỳ Ba này, lúc đó phải trình diện trước cộng đồng Long Hội chớ con! Con hỏi tu không vô Long Hoa được không? Được chứ! Phải có trường hợp đó chứ! Đó là trường hợp của những đứa bị loại tên, vì không đủ tiêu chuẩn tiến hóa sang đời Thánh Đức...


Duy có điều, các con phải hiểu, Long Hoa chưa phải là mục tiêu chơn chánh của người tu! Đây chỉ là một chặng đường tiến hóa mà trên chu trình đằng đẵng của con, con phải đi ngang qua đó!

Mục tiêu của con là gì? Là phải về đến cội nguồn, về đến nơi mà con đã phân ly để tách bước ra đi! Con ơi! Con phải về để hợp nhất với Đại Hồn CHA! Tiểu Linh Quang phải hòa với khối Đại Linh Quang của Càn Khôn Vũ Trụ! Con phải về đến Ngôi Thượng Đế, để con biết Thượng Đế, để con thật biết con, để con hiểu rằng, trọn chu kỳ tiến hóa của con, đi xuống, để rồi trở về là để con đi học về con đó thôi.


Vấn: Thưa CHA, người biết tu quá ít, kẻ không tu quá nhiều. Người đi lên chẳng thấy ai, kẻ đi xuống thôi đông nghẹt. Như vậy có phải là điều bi quan chăng khi khối trược thắng thế?

Đáp: Sự kiện đó cũng không có gì phải bi quan con! Cũng là nằm trong lý vận hành của Càn Khôn! Guồng máy Âm Dương chuyển động luôn luôn theo định luật tiến hóa không ngừng của Vũ Trụ. Cho nên Trời Đất phải có lúc nóng lúc lạnh, lúc mưa lúc nắng, lúc tối lúc sáng, lúc thịnh lúc suy. Khi thì âm suy dương thịnh, khi thì âm thịnh dương suy, lúc thì ánh sáng tràn lan, lúc thì bóng tối chuyển động. Đây là lúc bóng đêm hoành hành, nên con người dễ có khuynh hướng ngã vào sự tối tăm ngu muội. Rồi lại có lúc vầng đông ló dạng, ánh sáng bừng lên, con người sẽ thức giấc sinh động lại, rồi vươn lên trong ánh nắng chói chan đó thôi!


Vấn: Thưa CHA gần đây cảnh đời quá loạn động. Nhiều người tu thấy hạnh tu cũng khá, nhưng đùng một cái trở nên bê bối, làm nhiều điều sái quấy, hoặc ăn nói lăng nhăng như một người chưa hề biết tu. Chúng con thật không ngờ và hiểu nổi tại sao?


Đáp: Này con ơi, đây là một tai nạn xót xa của người tu mà tất cả các con đều có thể vấp ngã trên cuộc hành trình đằng đẵng về quê xưa chốn cũ! Chuyện vấp ngã ấy cũng dễ hiểu thôi! Khi trược khí dày đặc ngập tràn khắp nẻo trần gian, tất cả các con đều phải ít nhiều bị ô nhiễm và phải chịu ảnh hưởng khảo đảo bởi việc trả quả cộng nghiệp. Người tu trong màn này phải biết đề cao cảng giác, phòng bị nghiêm nhặt, kiểm soát mình luôn luôn chớ để lơi tâm.

Vì con nào cũng phải chịu trược tấn công ít nhiều, tùy theo nghiệp lực cá nhân hay gia đình nó, và chắc chắn không con nào khỏi.
Cho nên, tất cả các con đều phải ở trong tư thế sẵn sàng, chuẩn bị nghiêm túc, để đủ bình tĩnh sáng suốt đối phó với nghịch cảnh đưa đến. Cũng vì vậy, một khi giải đãi không phòng bị chu đáo, không bế chặt ngũ quan (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) để lo quay vào trong củng cố thực lực, chẳng khác nào cảnh địch quân đang vây quanh thành, nếu thành không bế chặt cửa, không lo củng cố lực lượng, bê trễ việc canh phòng kiểm soát, bày thế sơ hở cho kẻ địch, thì chắc chắn, giặc sẽ tràn vào tấn công, nếu không đủ thực lực cầm cự thì phải yếu thế thất thủ đó thôi!

Cảnh thất thủ đó chính là sự vấp ngã của người tu trong cơn thử thách khảo đảo! Con ơi, đây là một thực trạng đau xót, nhưng rất bình thường mà mọi linh hồn đều phải có dịp chứng nghiệm qua, trên cuộc hành hương trở về của nó! Con đường đi lên thì phải vậy, phải phấn đấu luôn luôn trong thử thách đắng cay để học hỏi hiểu biết và rồi có khi vấp ngã đó thôi! Này con! Hãy nhìn hiện tượng đó với đôi mắt thật bình thường, đầy cảm thông và hiểu biết. Chưa hiểu biết thì ngạc nhiên tức giận, lên án, khinh ghét, lánh xa kẻ đang vấp ngã. Hiểu rồi thì cảm thông, yêu thương, tế nhị, hỗ trợ kẻ ấy vươn lên.


Ấy là thực thi tình người giữa đồng loại, là thực thi BI, TRÍ, DŨNG của người tu... Bao giờ các con chưa thực hành được điều này, con nghe lòng mình tỵ hiềm, khinh ghét, đố kỵ, là con chưa đủ tiêu chuẩn vào Thượng Ngươn Thánh Đức nghe con! Con nên hiểu rằng: tiến trình đi từ chỗ nội tâm dấy loạn đến hiện tượng bị vấp ngã của một cá nhân thực là phức tạp, nhiều u uẩn tế nhị mà chỉ có Thượng Đế mới có thể phân tích, đáng giá đúng mức để phê phán và kết án kẻ sái quấy đó thôi! Cho nên chỉ có CHA mới ở vào vị thế đứng đắn nhứt để lên án, cần thiết lên án và có quyền lên án một linh hồn.

Vì khi CHA lên án nó, CHA sẽ cùng lãnh án với nó, khi CHA chỉ trích sự sái quấy của nó, CHA biết yêu thương và hiểu được bản chất sái quấy đó, khi CHA đay nghiến nó, CHA sẽ cùng đau đớn với nó, khi CHA dùng luật răn phạt nó, CHA sẽ cùng nó gánh chịu quả báo! Và CHA chỉ hành động vì mục tiêu Tiến Hóa của nó mà thôi! Chỉ khi nào con làm được như vậy, thì con tha hồ có quyền chỉ trích, tức giận, kết án, khinh ghét, tỵ hiềm, đố kỵ, oán giận, tàn nhẫn v.v... với một kẻ sái quấy vấp ngã. Nếu chưa làm được, thì đấy chỉ là những tư tưởng, những hành động phát xuất từ vô minh chỉ làm con kẹt trong hẹp hòi ngu muội, gieo nghiệp không lành để phải trả quả, làm trở ngại đà tiến hóa linh hồn con lên đến cõi sáng suốt.

Tóm lại, màn này hỗn loạn đảo điên. Tất cả các con, một mặt phải ráng giữ tâm ý không cho buông lung theo ngoại cảnh, phòng bị và kiểm soát mình luôn luôn, một mặt lo thanh lọc bản thể bằng công phu để ổn cố điển lực. Nên tịnh bớt khẩu, dành việc niệm Phật để giữ điển, chớ nói chuyện đời nhiều! Màn này, con nào nói nhiều sẽ có khuynh hướng phát ngôn bừa bãi, sanh chuyện rắc rối và đi tới chỗ loạn tâm. Nên nhớ nói nhiều hao khí điển, sẽ bị nhiễm nhiều trược, gây loạn động tâm thần, còn có thể vướng mang khẩu nghiệp nếu nói lời không lành và không hữu ích, rồi có thể gặp nhiều rắc rối bởi sự thiếu cẩn ngôn. Vậy các con ráng giữ mình để vượt qua cơn khảo đảo.
À, ở đây CHA cũng thấy việc này.

Thường khi, các con cho rằng người tu, mà nhứt là đại nguyên căn hay gặp cảnh thử thách vấp ngã, rồi các con sợ phải làm đại nguyên căn! Sự thật không phải vậy con! Đâu phải đại căn mới gặp thử thách con! Thử thách là do quả nghiệp của con đó! Con tiểu căn mà nhiều nghiệp, con cũng gặp thử thách liên miên như thường! Nhưng đại căn còn linh tánh hơn, lỡ vấp ngã có cơ may vươn lên được, còn tiểu căn thì linh tánh lu mờ, khi ngã rồi khó mà vươn lên nổi! Cho nên, được đại căn là phước lớn chớ con! Có điều ở đây con nên biết, mọi nghịch cảnh thử thách khó khăn ghê gớm đến đâu cũng không nguy hiểm bằng nỗi yếu hèn, sự sợ hãi của linh hồn con.

Chính nó là cái bóng ma lởn vởn, là thủ phạm đích thức gieo khiếp sợ, gây trở ngại cho con, trên cuộc trui rèn ý chí và học hỏi tiến hóa của con. Phút giây nào mà con xua đuổi được bóng ma đó, khắc phục được thủ phạm đó, thì tức khắc, mọi thử thách dầu gian truân đến đâu cũng phải tan biến như khói sương trước vừng đông ló dạng, vừng đông minh triết đó con! Vậy, vấn đề ở đây không phải là sợ hãi, trốn chạy thử thách, hay mong cầu đừng gặp thử thách. Không gặp thử thách là chuyện không hề xảy ra cho một linh hồn phải xuống thế học hỏi. Nhất là lúc mà nó còn vướng vòng nghiệp quả. Vậy chỉ còn cách là phải đối diện với thử thách và chế ngự nó để vươn lên.

Đây là bản năng tự vệ cần thiết của linh hồn trên đường tiến hóa của nó. Nên biết rằng, khi con gục ngã trước một thử thách ấy không phải bị gục ngã vì sự thử thách mà vì sự yếu đuối của linh hồn con đó! Là người tu, nếu con muốn tìm lên chỗ sáng suốt minh triết, muốn được tiến nhanh, mau sáng, mau mở huệ, con hãy có vứt bỏ những tư tưởng sợ gặp thử thách, sợ khổ, sợ gian truân nguy hiểm v.v...

Những sợ hãi này sẽ làm chơn thần lu mờ, trí tuệ không sao phát triển được và con không thể tiến hóa lên cao. Một linh hồn thiếu dũng mãnh sẽ bị là đà trong vòng luân hồi chuyển kiếp mãi cho đến khi đủ ý chí để vọt lên cõi sáng.
Cho nên, con nào muốn giải thoát thì dứt khoát phải học DŨNG mà thôi! Nên nhớ rằng. Một linh hồn yếu đuối, sợ hãi, chắc chắn không thể sáng được và rất dễ vấp ngã rớt rơi trong cơn khảo thí này!


Vấn: Thưa CHA, con cố bỏ tánh Sân mà chưa được. Ai chọc giận là con nóng lên không nhịn được. Xin CHA dạy cách con sửa.


Đáp: Con ráng hành pháp luân nhiều hơn để đem thanh khí cải sửa bản thể, khai thông ngũ tạng. Khi ngũ hành phân tán, ngũ tạng phải bất thông! Hỏa can con bị nghẹt nên bị nóng nảy sân si đó! Ở đây, CHA nói thêm về tánh Sân để hướng dẫn con phần tư tưởng giúp con cải sửa.

Sân là bản chất của Thượng Đế cũng như của con. CHA đã giảng điều này. Nếu con muốn lên chỗ sáng suốt con sẽ không diệt tánh sân, nhưng con bảo sân trược để học sân thanh. Vậy là sao? Đây CHA giải thích.

Sân ở con người là phản ứng đáp trả lại sự khích động của đối tượng khác bằng tư tưởng lời nói hoặc hành động. Khi con Sân kiểu nặng trược, lúc đó con có phản ứng phóng ra những tư tưởng nặng nề, tức những luồng trược điển đến cá nhân chọc giận con, con phát ngôn nóng nảy, và có khi có những hành động sái quấy dẫn đến những hậu quả không hay. Kiểu Sân này chỉ phá hoại con, ảnh hưởng xấu cho bộ máy bản thể con, khiến nó mau hư hỏng, làm con trược và cá nhân kia trược hơn, chưa kể đến những hậu quả tai hại chưa lường trước bởi những hành động thiếu sáng suốt lúc giận dữ. Tất cả những cái này sẽ thành nghiệp lực tác động trở lại con để trì trệ sự tiến hóa của con. Vậy giờ đây con học thực hành Sân thanh.


Khi bị một kẻ chọc giận, con ráng im lặng, tránh phản ứng ngay sự giận dữ lúc đó. Để trợ duyên cho việc giải bớt sự bực tức, con co lưỡi, răng kề răng, hít vô chậm chậm, thở ra cho hết hơi, vừa mật niệm danh CHA hay niệm Phật, tưởng ngay trung tim bộ đầu. Hít thở nhiều lần như vậy đến khi nghe tâm dịu lại, lúc ấy con nghĩ con hợp nhất với Thượng Đế, rồi bắt đầu hành "Sân thanh".

Khi ấy con nghĩ mình là Thượng Đế và phản ứng đáp lại kẻ chọc giận con bằng những tư tưởng tốt lành, bằng cách ban hồng ân cho nó, chúc phúc cho nó được sáng lên hơn, để hiểu hơn! Con phóng đi những tư tưởng này, cho đến khi con nghe nội tâm thanh bình trở lại. Đây là cách phản ứng thích đáng và sáng suốt nhứt, vừa bảo vệ con, dinh dưỡng con, vừa vun bồi cho con sáng hơn, mà lại có thể từ từ ảnh hưởng đến cá nhân kia theo chiều hướng thuận lợi cho con nếu họ xử quấy với con.

Cho nên, cách sân thanh vừa dinh dưỡng con, vừa tránh nghiệp quả, vừa có công quả bố thí sự sáng suốt cho tha nhân. Nếu con thực hành cách sân này luôn luôn, con sẽ dần dần tiến đến sáng suốt cho đến khi biết sân thanh thật sự. Lúc ấy, con có Hạnh sân của Phật. Vì ai chọc Phật giận, Phật sẽ phản ứng tức khắc bằng cách phóng lại kẻ đó chút thanh điển sáng suốt để kéo nó đi lên (1).

Cho nên, khi con thật biết sân trược, linh hồn con nổi loạn tối tăm và ở trạng thái địa ngục, khi con thật biết sân thanh, hồn con thanh tịnh sáng suốt và ở trạng thái niết bàn. Về tới Ngôi Thượng Đế con sẽ Sân trược và thanh cùng một lúc.
Ở Ngôi CHA, bất cứ thể tính, bản chất nào cũng thể hiện ở hai trạng thái thanh và trược một lượt.

Như Lương Sĩ Hằng chẳng hạn, nó có cơ duyên, nhiều lần được chứng nghiệm một góc cạnh trong vô lượng góc cạnh của cái Sân thanh và trược của CHA, qua Đức Kim Thân. Khi nó sai, CHA muốn nói cái sai của cấp Phật, mà các con phải ở trình độ học cái sai đó ngày đêm để tới Niết Bàn. CHA giận nó sai, CHA rầy dạy nó, có khi CHA giận dữ rầy la nó ghê gớm, nhưng CHA càng Sân, càng rầy dữ chừng nào nó càng sáng, càng được hưởng chừng nấy, hào quang nó sáng chói lên và điển quang nó được CHA rút lên khỏi tần số điển của nó, kéo nó hướng về chỗ cực thanh tịnh khiến nó sáng thêm và hạnh phút thêm! Cho nên, nhìn cung cách CHA lúc đó, thì có cái Sân giống kẻ phàm trần, nhưng Sân mà lại vẫn đủ sức siêu để rút điển quang một đứa có trình độ tiến hóa như Lương Sĩ Hằng lên tần số điển cao hơn tần số của nó! CHA cho Lương Sĩ Hằng nhiều lần chứng nghiệm hiện tượng này và nó hưởng trọn vẹn nhờ có trình độ tiến hóa cao, sạch hết phàm tâm, thấy được điển và biết giá trị quí báu của luồng điển CHA ban cho nó để mở rộng linh hồn đón nhận! Các con có thể hỏi lại Tám cho hiểu hơn hiện tượng này!

Riêng với những đứa còn phàm tâm tự ái, hoặc chưa biết điển, trường hợp bị rầy như vậy, nó thấy phiền bực, thế là nó tự đóng linh hồn nó lại bởi trược điển từ sự phiền bực đó, vậy nên nó không biết giá trị và không hưởng được bao nhiêu.
Cho nên, khi CHA xuống cõi trần qua Đức Kim Thân, các con rồi sẽ thấy CHA thể hiện mọi bản tính của Thượng Đế ở trạng thái thanh trược một lúc! Và Đức Kim Thân sẽ trần mà siêu cùng một lượt đó con!


Vấn: Thưa CHA, gần đây có việc trấn và thủ tục uống bùa trên Thiền Đường H.V.E. cũng như hiện tượng Bồ Tát dùng bùa trị bịnh cho nhiều bạn tu trong phái Vô Vi với sự thuận ý của CHA. Điều này khiến một số bạn đạo thắc mắc, nghĩ rằng tinh thần Vô Vi là tự tu tự tiến, vậy tại sao cần dùng bùa v.v...

Một vài bạn vì chưa hiểu đã nông nỗi cho rằng CHA và Tân Dân Đàn là còn hữu vi sắc tướng, là gieo rắc mê tín dị đoan trong phái Vô Vi. Xin CHA giải thích việc này để bạn đạo khỏi hoang mang.


Đáp: À, tại sao có việc trấn và thủ tục uống bùa trên Thiền Đường H.V.E. cũng như có việc Bồ Tát tiếp điển qua xác trần dùng bùa trị bịnh, được sự thuận ý của CHA? CHA sẽ giải rõ cho các con hiểu.


Này các con, nếu các con biết tự tu tự tiến như các con nói, nếu các con biết thức giác, TỰ LO ĐI VÀ CHỊU LO ĐI giùm CHA, mà không rên siết, khóc than, kêu réo CHA cứu độ, thì CHA đâu đến nỗi cực nhọc, khổ tâm, chuyển đủ thứ phương tiện xuống cứu khổ các con? Khối trược đang khảo đảo trần gian theo đúng nghiệp lực của nhân loại. Cho các con trả quả những gì con đã vay, rồi mượn những cái khổ đó dạy các con học, và cũng mượn những cái đó để đo lường trình độ tiến hóa của các con luôn! Thế nên, đây còn gọi là cuộc khảo thí nhân loài.

Nhưng rồi, nhìn lại trong cuộc khảo thí nhồi quả này, trình độ tiến hóa cao đâu được mấy ai? Riêng môn phái Vô Vi, thử hỏi được mấy đứa có trình độ thanh tịnh vững chãi trong cơn khảo đảo?

NẾU CÁC CON TU VÔ VI MÀ BIẾT THẬT SỰ ĐI VÀO VÔ VI, KHÔNG PHÓNG TÂM RA NGOẠI CẢNH ĐẢO ĐIÊN, ĐỂ VỮNG VÀNG TIẾN BƯỚC TRONG NGHỊCH CẢNH, BIẾT NHỜ NGHIỆP LỰC ĐỂ TIẾN, BIẾT NHẬN DIỆN NHỮNG BÀI HỌC QUÍ BÁU GIÚP LINH HỒN HỌC HỎI TIẾN HÓA TRONG KHI CHỊU THỬ THÁCH ĐẮNG CAY VÌ NGHIỆP LỰC KHẢO ĐẢO, THÌ CON ƠI! CHA ĐÂU PHẢI KHỔ NHỌC CHUYỂN NHỮNG PHƯƠNG TIỆN "HỮU VI SẮC TƯỚNG" ĐẾN TRỢ LỰC THÊM CHO CÁC CON.

Việc trấn Thiền Đường H.V.E. là vì trược khí dẫy đầy ở đó, không có người tu đủ thanh điển bảo trợ, Tám thì không còn lên giảng thuyết như trước kia, nguồn ân điển tiếp trợ khi Thiền Đường hoạt động không còn nữa. Ngày một ngày hai, các phần tử của khối trược vô hình tá vào những xác trần, xưng là bạn tu lui tới quấy nhiễu phá phách Thiền Đường, gây phiền phức cho H.V.E. và những con tới đó thiền mà điển chưa vững có thể gặp ảnh hưởng xấu.

Vì vậy, CHA chuyển người của Tân Dân Đàn lên trấn để giúp hóa giải bớt trược khí cho Thiền Đường. Rồi thì, để ngăn ngừa các phần tử xấu sau đó có thể tiếp tục tìm cách phá phách nơi đây, nên có việc cho những ai muốn vô sử dụng Thiền Đường phải qua thủ tục uống bùa. Bùa này do Tân Dân Đàn tiếp thanh điển của các vị Bên Trên để in ra, nó có tác dụng hóa giải bớt trược nhờ phần thanh điển trong đó. Thế nên những đứa nào bị xâm nhập hoặc có tà ý vào đây phá hoại sẽ bị lực thanh của bùa hóa giải bớt trược cho nó, để nó bỏ đi những toan tính sái quấy mà khỏi phá phách nhiễu loạn.


THỦ TỤC UỐNG BÙA KHI VÀO THIỀN ĐƯỜNG CHỈ LÀ MỘT CÁCH ĐỂ KIỂM SOÁT, HẦU NGĂN CHẶN BỚT NHỮNG THÀNH PHẦN BẤT HẢO ĐÃ BỊ KHỐI TRƯỢC SỬ DỤNG. Vì con phải biết, H.V.E. không thể nhìn mặt bạn đạo để kiểm soát nổi! Màn này là màn khối trược tác oai, tác phúc, không thể tin được những đứa xưng là bạn tu, vả chăng chính đứa làm bậy cũng chỉ là một con múa rối, một công cụ, bị mượn xác tá vào, mà phần hồn nó vì quá yếu ớt không thể chống lại được cái ý chí hành động của phần điển trược xâm chiếm nó. Thế nên, đã diễn ra cái thủ tục cho uống bùa cho các con hoang mang. Nếu các con nghi ngại việc đó, thì khỏi phải lên Thiền Đường làm chi, con nên ở nhà công phu cho yên dạ.

Con ơi, màn này là phải gặp nhiều rắc rối không sao vừa ý được, con phải phấn đấu trong nghịch cảnh để tu tiến! CHA biết có nhiều con muốn mượn cảnh Thiền Đường để dễ công phu, nhưng lại ngại việc phải uống bùa! Biết làm sao hơn con, khi khối trược quá lộng hành, dù Thiền Đường đã được trấn, nhưng các vị Thiêng Liêng tiếp lịnh trấn nơi đây, phải có muôn ngàn phần việc để làm trong màn đại khổ này hầu cứu độ các nguyên căn nặng nghiệp!

Điển lực của họ phải phân tán khắp nơi để lo cứu khổ cứu nạn, gánh bớt tai biến chết chóc của nhân loại theo lịnh của Thượng Đế và không trụ được nơi đâu nhiều, nếu nơi ấy không có điều cần thiết lắm! CHO NÊN PHẢI DỤNG THÊM THỦ TỤC KIỂM SOÁT NÀY! Việc đó có phần gây phiền phức có thể xảy ra cho gia chủ. Để các con phai Vô Vi đỡ nghi ngại, CHA sẽ chuyển Tám lên Thiền Đường để giảng giải việc này cho các con hiểu hơn vào một ngày gần đây (1).

Như vậy, để các con thấy rằng, nếu các con dưới trần biết lo tu, có trình độ thanh điển khá để tự vượt màn này một cách vững vàng, nếu không có cảnh các con yếu ớt linh hồn dễ bị khối trược xâm nhập kéo đi phá phách nhiễu loạn, thì CHA đâu phải bận tâm chuyển việc như trên.

Cảnh khổ diễn bày khắp nơi! Các nguyên căn nặng nghiệp bị khảo đảo điêu đứng té lên té xuống, rớt lên rớt xuống, con cái khóc la vang Trời, kêu xin cứu khổ, khiến CHA nhức nhối ngày đêm! CHA không nói xa xôi, CHA nói các con ở phái Vô Vi đây! Màn này bị trược khảo, ngã lên ngã xuống, kêu réo CHA thảm thiết! NẾU CÁC CON BIẾT TỰ TU TỰ TIẾN NHƯ CÁC CON NÓI, NẾU CÁC CON ĐỦ ĐIỂN LỰC VÔ VI, ĐỂ LO TỰ BẢO VỆ LẤY THÌ THẬT ĐỠ KHỔ LÒNG CHA!

Đằng này các con tự nhìn xem, lớp thì bị khối trược xâm nhập tá vô sử dụng, lớp thì bị bịnh hoạn hành hạ, lớp thì gặp cảnh khổ nàn khảo đảo nhưng lại nghèo ý chí nghị lực không vươn lên nổi, rồi than thở rên rỉ rằng: "Con muốn tu, muốn về nhưng đi không nổi, đi hết nổi v.v..." Trước cảnh bi đát này CHA biết phải làm sao để cứu khổ các con nếu không dùng đến "hữu vi sắc tướng"? Bao lâu rồi, ban phương tiện Vô Vi để cứu chúng con, chúng con thờ ơ giải đãi.

Phương tiện Vô Vi ấy là gì? Là mở Đạo khuyên dạy, là nhắc nhở, là hô hào, là cổ võ kêu gọi các con ráng tu, ráng ăn ngay ở thật, làm lành lánh dữ, lo tu để tự hóa giải bớt nghiệp, bớt khổ, bớt nạn cho mình, nhưng phương tiện Vô Vi đó, các con đã không sử dụng đến, rải nó xuống để cứu độ các con không xong, khiến trần gian mới trọng trược thảm thê dường ấy!

Vô Vi không hiệu quả, CHA mới phải dụng Hữu Vi chớ con! CHA há không biết sử dụng đến "hữu vi sắc tướng" để cứu độ con là hạ sách sao? NHƯNG THƯỢNG SÁCH KHÔNG XONG, TRUNG SÁCH CHẲNG RỒI, CHA MỚI PHẢI DỤNG HẠ SÁCH ĐỂ CẤP CỨU CON CÁI ĐÓ THÔI! Bởi thế, các phần thiêng liêng thuộc khối thanh đã được lịnh Thượng Đế ban sứ mạng, mượn xác tiếp điển cứu trần, hóa giải bớt phần nào khối trược đang hoành hành trần gian để nhân loại bớt khổ.

Cũng vì vậy mà có hiện tượng Bồ Tát tiếp điển qua xác trần để dụng bùa thanh cứu khổ nạn của dân. Đấy là gánh phần nào nghiệp lực của nhân loại để hỗ trợ nhân loại tiến hóa. Vì có nhiều con, CHA thí dụ trong môn phái Vô Vi đây, đến khi thức giác biết nghĩ tu, muốn hướng thượng, muốn hành Thiền Định để giải thoát, thì nghiệp chướng tiền khiên đã quá nặng, tam bửa hao mòn, mọi cơ quan máy móc bản thể đều suy bại. Bây giờ bắt đầu biết lo đi lên, thì không còn sức để đi nữa, ý chí đã lụn tàn, bản thể hư hoại, điển lực suy vi mới trở thành nạn nhơn cho khối trược tá vào sử dụng, rồi phần thì bị nghiệp lực khảo đảo trì kéo, hành pháp công phu không nổi. Thế nên, Thượng Đế cũng ráng cứu rỗi nó, gánh bớt chút nặng, chút khổ, chút nghiệp cho nó để nó dễ tiến hóa hơn. Vì vậy, CHA đã thuận ý cho con nào bị phần điển trược xâm nhập, bị bịnh hoạn hành hạ, có thể tới xin Bồ Tát trị giúp, để bớt khổ mà lo tu tiến.

ĐÂY LÀ HỒNG ÂN CỨU RỖI TRONG THỜI MẠT HẠ CỦA THƯỢNG ĐẾ, LÀ MỘT THỨ PHƯƠNG TIỆN ĐỂ HỖ TRỢ PHẦN NÀO CHO TRẦN GIAN BỚT NẶNG, BỚT KHỔ HẦU CÓ ĐIỀU KIỆN TỐT HƠN ĐỂ TIẾN HÓA TRONG MÀN KHỐI TRƯỢC HOÀNH HÀNH. DUY CÓ ĐIỀU, CÁC CON ĐỪNG BAO GIỜ LẦM MỤC TIÊU VỚI PHƯƠNG TIỆN! MỤC TIÊU CỦA CON LÀ GÌ? LÀ SỰ TIẾN HÓA KHÔNG NGỪNG CỦA PHẦN HỒN, MỤC TIÊU NÀY CON ĐỪNG BAO GIỜ QUÊN NÓ, VÌ QUÊN NÓ CON SẼ BỊ THOÁI BỘ TỨC KHẮC!

CHA thấy từ khi có việc Bồ Tát tiếp điển qua xác trần dùng bùa cứu bệnh, nhiều con cho rằng đây là bùa thanh rồi đâm ra lạm dụng, bám víu, ỷ lại vào bùa, cho nên phần hồn vì đó bị thoái bộ, tư tưởng bỗng chốc bị ru ngủ trong "Sắc tướng Hữu Vi" rồi bị sắc tướng Hữu Vi trói buộc không vượt lên cao được! CHA cho con rõ, như CHA đã xác định ở trên, rằng đây là bùa do phần thanh điển hỗ trợ, nhưng không phải vì nó là bùa thanh mà các con lại nẩy sinh cái tinh thần ỷ lại, lệ thuộc vào thanh điển do bùa tá trợ! Nên nhớ, các con phải đi phải tiến.

BÙA KHÔNG ĐI DÙM CON ĐƯỢC! NẾU CÁC CON UỐNG BÙA MÀ VỀ ĐƯỢC TỚI NƠI, THÌ CHA ĐÃ RẢI BÙA XUỐNG THẾ GIAN ĐỂ ĐEM CÁC CON VỀ. Con phải hiểu cuộc hành trình của con là để trau dồi, là rèn luyện chí để phấn đấu tiến hóa luôn luôn cho đến khi ý chí trở nên vô cùng tận! Con phải học mới hiểu biết, phải trui rèn trong nghịch cảnh, nương nhờ nghiệp lực để học hỏi và tiến bộ.

BÙA THANH CHỈ TẠM TRỢ LỰC CHO NHỮNG CON QUÁ NẶNG NGHIỆP BỊ NỢ NẦN OAN TRÁI KHẢO ĐẢO, HỒN XÁC BỊ HOÀNH HÀNH, MUỐN ĐI MÀ ĐI KHÔNG NỔI, CHA XÓT THƯƠNG BAN ƠN CỨU VỚT HỖ TRỢ CHÚT LỰC CHO NÓ BỚT KHỔ, BỚT NẶNG, ĐỂ NÓ CÓ THỂ TIẾP TỤC TỰ LO ĐI. Nhiều con không có bịnh cũng thỉnh bùa uống, hầu được gia tăng nội lực để công phu. Việc này không phải hại nhưng thành tai hại.

Tại sao? Vì CHA e rằng, một khi con có tinh thần ỷ lại, bám víu vào bùa để đi, mà không lo tự tu tự tiến, ý chí phấn đấu của con bị suy yếu, phần hồn do đó bị trì trệ, không phát triển, không vươn lên cao được! Các con nên biết, DẪU LÀ BÙA THANH, NHƯNG NÓ VẪN GIẢ CON ƠI! Nó có tốt hơn bùa trược thật, nhưng phần thanh điển do bùa mang lại cho con vẫn là giả thôi con! Vì nó không phải là thật của con, tức nó phải mất.

CÁI THANH ĐIỂN THẬT CỦA CON LÀ CÁI THANH ĐIỂN DO CON CỐ GẮNG TRAU DỒI, VUN BỒI LUÔN LUÔN BẰNG MỘT ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC THIỆN LÀNH, BẰNG SỰ TINH TẤN CÔNG PHU THIỀN ĐỊNH, BẰNG CÁCH GÌN GIỮ SỰ THANH TỊNH AN NHIÊN CHO TOÀN BỘ CÁI TIỂU THIÊN ĐỊA CÁC CON! Chỉ có thanh điển này mới hưởng thật và hưởng được bền bỉ mà thôi. Cho nên, CHA khuyên các con, con nào không có bịnh thì thôi, đừng đi thỉnh bùa để giúp mình tiến mau, dễ thiền v.v...

ĐẤY LÀ TINH THẦN Ỷ LẠI VÀ LẠM DỤNG BÙA, ĐIỀU NÀY CHẲNG NHỮNG KHÔNG GIÚP CON ĐI NHANH MÀ CÒN TRỞ NGẠI CHO SỰ TIẾN BỘ CỦA CON NỮA, CHA NÓI LẠI, UỐNG BÙA THANH KHÔNG CÓ GÌ HẠI, NHƯNG CÁC CON PHẢI HIỂU, SỰ TAI HẠI Ở ĐÂY KHÔNG PHẢI DO BÙA, MÀ DO CÁI TINH THẦN LẠM DỤNG BÙA CỦA CÁC CON ĐÓ! (1)


Nhưng rồi, con nào có bịnh, vì nhu cầu cần thiết các con cứ đến xin Bồ Tát giúp cho. Với các con này, CHA thấy cũng cần có vài lời nhắn nhủ. CON NÀO ĐÃ ĐƯỢC TRỊ THUYÊN GIẢM PHẢI NHỚ RẰNG LO TU, NẾU KHÔNG TU, BỆNH RỒI SẼ TÁI PHÁT NỮA THÔI! Vì, con phải thức giác rằng, thiếu tu là nguyên nhân của mọi bệnh trạng, cả xác thể lẫn linh hồn! Cho đến chừng nào mà con hiểu được chính con đã làm con bịnh bằng sự hoang phí sinh lực bởi một đời sống quay cuồng loạn động, và rồi, chỉ có con mới là Ông Thầy thực sự để trị được tận gốc căn bịnh của con, thì chừng ấy các con mớico1 hy vọng lành bịnh. Vì phải chăng, con nào sống thiếu thanh tịnh, thiết tiết độ, đắm chìm trong tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, dục v.v... là nó đang hoang phí sinh lực, đang phá hoại bản thân chính nó? Khi nào con giận nhiều, buồn nhiều, lo âu nhiều, tính toán nhiều, ham hưởng thụ, dục lạc nhiều, tâm vọng động quá nhiều việc trần gian, đương nhiên, con phải suy yếu rồi ngã bịnh thôi!

VỀ MẶT Y LÝ, KHI CON GIẬN, BUỒN, LO ÂU, TÍNH TOÁN, VỌNG ĐỘNG, TÂM TRÍ KHÔNG YÊN, KHÔNG THANH TỊNH, TỨC KHẮC, LÚC ẤY HỆ NÃO CỦA CON SẼ TIẾT RA ĐỘC TỐ PHÁ HOẠI BẢN THỂ, rồi hệ thống thần kinh bị giao động, tim đập nhịp không đều các cơ năng thuộc bộ tuần hoàn, bộ hô hấp, bộ tiêu hóa v.v... đều chịu ảnh hưởng xấu! Và nếu trong đời sống hằng ngày con vọng động nhiều, hoặc vọng động luôn luôn như vậy, thì tự nhiên bản thể của con phải suy thoái đưa tới bệnh hoạn mà thôi! Về mặt khoa học vô vi, khi con lo âu, tính toán, ham muốn vọng động nhiều bởi cuộc sống trần gian, tam bửu của con bị phân tán, phải hao mòn, ngũ hành suy thoái, lục phủ ngũ tạng do đó bị hư hoại, linh hồn con không được nuôi nấng trưởng dưỡng, nó sẽ bị mê muội, tối tăm, yếu ớt chẳng khác nào ngọn đèn leo lét lụn tàn dần cho đến khi tắt hẳn.

TAM BỬU MẤT, NGŨ HÀNH PHÂN TÁN SUY VI LÀ NGUYÊN NHÂN MỌI CĂN BỆNH CỦA XÁC THỂ LẪN LINH HỒN!

Cho nên, CHA lập lại, con phải thức giác để thấy mình đã làm mình bịnh và chỉ có mình là ông thầy có thể trị tận gốc căn bệnh mình thôi! Ông thầy nào khác ngoài con chỉ là ông thầy giả, vì ông thầy này chỉ trị cái hậu quả của bịnh trạng, chỉ có con mới là ông thầy trị nguyên nhân bịnh trạng đó! Phải trị nguyên nhân, bịnh mới hết. Vì còn gốc thì còn nảy sanh nhánh nhóc, còn nhân thì còn quả thôi con!

Nếu con chỉ biết ỷ lại vào một ông thầy nào khác ngoài con, mà không biết giữ tiết độ, không biết dinh dưỡng, không biết tu, thì dẫu thầy có giỏi chừng nào, thuốc có hay chừng nào, bùa có linh đến độ nào, cũng không thể cứu con được, vì thành quả của việc trị liệu sẽ bị con phá hoại bởi một cuộc sống loạn động sau đó! Cho nên, chừng nào mà con hiểu được tinh thần này để quyết tâm lo tự trị thì bệnh trạng con mới có cơ may hoàn toàn bình phục.

Bởi vậy, khi chưa hiểu thì nghĩ rằng, tu là đè nén, là chịu thiệt thòi, là hy sinh không hưởng, điều nọ điều kia, không hưởng thụ trần gian v.v...

KHI HIỂU RỒI CON SẼ THẤY TU KHÔNG PHẢI LÀ HY SINH MÀ LÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHO CHÍNH MÌNH ĐÓ THÔI! KHI CON TỪ BỎ NHỮNG HAM MUỐN HƯỞNG THỤ TRẦN GIAN, NHỮNG VỌNG ĐỘNG THAM, SÂN, SI HỈ, NỘ, ÁI, Ố, DỤC V.V... ẤY KHÔNG PHẢI LÀ ĐÈ NÉN, LÀ HY SINH, MÀ LÀ CON ĐANG DINH DƯỠNG CON, CON ĐANG BẢO VỆ CON, CON ĐANG VUN BỒI CHO CON ĐƯỢC KHỎE MẠNH CẢ LINH HỒN THỂ XÁC VÀ NGĂN NGỪA TRƯỚC CHO CON BAO RẮC RỐI KHÓ KHĂN, ĐAU KHỔ, THỬ THÁCH MÀ CON SẼ GẶP TRONG TƯƠNG LAI. Đấy là con biết thương con và thương con trong sáng suốt đó vậy.

Nhân đề cập đến vấn đề "Hữu Vi sắc tướng" CHA thấy cũng nên nhắn nhủ vài lời với các con trong phái Vô Vi.

CHA thấy phần đông các con trong phái Vô Vi có khuynh hướng khinh khi "Hữu Vi sắc tướng". Điều này không nên con! Sợ các con cứ vướng mắc mãi trong hình tướng nên khuyên con bỏ hình tướng để trực tiến vào tâm, hồi quang phản chiếu, soi lại, nguyên lai bổn tánh của con để thấu đạt Chơn Lý! Và khi con hiểu được sự giả tạm của hình tướng để bắt đầu lìa cái trình độ "Hữu Vi sắc tướng" để bước vào trình độ học tập Vô Vi, bài Hữu Vi con đã học, trình độ đó con đã đi qua, bây giờ con tiến vào trình độ khác hơn, nhưng như vậy không có nghĩa là con khinh khi bài học cũ và những ai đang còn ở trong trình độ đó! Con đừng khinh thường Hữu Vi sắc tướng! Nên biết rằng "HỮU VI NHỜ VÔ VI MÀ CÓ, VÔ VI NHỜ HỮU VI MÀ THÀNH"!

Có phải chăng, CON TỪ ĐIỂN QUANG VÔ VI RA XÁC THỂ HỮU VI ĐỂ HỌC HỎI, NGỤP LẶN TRONG HỮU VI. TÌM BIẾT NÓ, ĐỂ RỒI TỪ NHỮNG KINH NGHIỆM ĐÓ CON MỚI THÀNH ĐẠT, MỚI HƯỜN LẠI CÁI VÔ VI CỦA CON? CHƠN LÝ LÀ VÔ VI VÀ HỮU VI MỘT LƯỢT.

BỎ VÔ VI, SÁI CHƠN LÝ, BỎ HỮU VI SÁI CHƠN LÝ LUÔN CON. Khi con đã đi qua trình độ hữu vi, giờ đây muốn lên lớp, con không học bài đó nữa, nhưng nhìn lại nó con cũng không khinh, con phải thấy nó là một giai đoạn cần thiết đóng góp vào chu trình tiến hóa của con! Và rồi với những ai còn kẹt trong hữu vi sắc tướng, con cũng đừng vì vậy mà rẻ khinh, mất lòng tôn trọng đối với họ. CHA thấy, có nhiều con trong phái Vô Vi đến Khổng Thánh Miếu, thấy hình thức lễ nghi áo mão bái sám thì ra vẻ khinh thường, chê bai ở đó là còn Hữu Vi sắc tướng, cho rằng theo tinh thần Vô Vi không cần bày vẽ lễ bái như vậy, và tỏ thái độ khó chịu trước cảnh tượng đó.

Các con lý luận về "Tinh thần Vô Vi" như vậy thật sai lầm! ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ TINH THẦN VÔ VI MÀ LÀ CỐNG CAO NGÃ MẠN. Con phải hiểu rằng, tinh thần Vô Vi là tinh thần "HÒA" không biết HÒA thì không phải tinh thần Vô Vi. Một con người biết sống tinh thần này thì tâm thức chan chứa yêu thương hòa ái, đến đâu cũng HÒA được, tới lớn HÒA lớn, tới nhỏ HÒA nhỏ, tới đâu HÒA đó, HÒA với tất cả và học với tất cả. Ấy mới là tinh thần Vô Vi.

CÒN CON NÀO NHÌN CÁI HỮU VI SẮC TƯỚNG MÀ CON KHINH RẺ PHIỀN BỰC KHÓ CHỊU, ẤY LÀ CÒN CÂU NỆ CHẤP NGÃ, CHỨNG TỎ RẰNG NÓ ĐANG BỊ NGOẠI CẢNH, BỊ CÁI SẮC TƯỚNG LÚC ẤY CHI PHỐI KHIẾN TÂM NÓ VỌNG ĐỘNG PHIỀN BỰC KHÓ CHỊU. CHO NÊN CHÍNH THỰC CON NÀY MIỆNG NÓI VÔ VI, LÝ LUẬN TINH THẦN VÔ VI MÀ TÂM CÒN KẸT NẶNG TRONG VÒNG HỮU VI SẮC TƯỚNG ĐÓ VẬY! (1)


Vấn: Thưa CHA, có một dạo có một người phạm thượng với CHA, Tam Giáo Tòa giáng điển về đàn cơ bắt tội cảnh cáo. Xin CHA cho chúng con biết Tam Giáo Tòa là gì?

Đáp: Tam Giáo Tòa là một cơ quan hành luật trông coi việc tội phước của nhân loại. Cơ quan này dưới sự chưởng quản của 3 Vị: THÔNG THIÊN GIÁO CHỦ, NGƯƠN THỈ THIÊN TÔN và THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ. Sự thật ba Vị này cũng là CHA phân thân ra làm việc đó thôi.
À, chúng con nghe việc phạm thượng CHA, bị Tam Giáo Tòa bắt tội và cảnh cáo. Tại sao có việc bắt tội này con?


Khi một linh hồn phạm thượng lộng ngôn với Thượng Đế, thóa mạ Thượng Đế. Việc thóa mạ này chẳng thiệt hại gì đến Thượng Đế hay "Đấng Chơn Lý". Vì, nó có phạm thượng triệu lần như vậy thì Chơn Lý vẫn là Chơn Lý, lúc nào cũng làu làu tỏa sáng. Không có gì hủy diệt được Chơn Lý! Không có gì làm sứt mẻ được Chơn Lý! (1) Nhưng sở dĩ chấp sự lộng ngôn của nó, trách nó, bắt tội nó, chỉ vì sự phạm thượng này xuất phát từ vô minh, từ lòng kiêu ngạo, ngu muội của nó. Việc đó sẽ gây trở ngại sự phát triển của chính nó, làm trì trệ sự tiến hóa của linh hồn, làm chậm trễ ngày về của nó. Đấy con, chính việc đó mới là điều quan trọng.

CHỈ CÓ SỰ TRỞ VỀ NGUỒN CỘI, SỰ TIẾN HÓA KHÔNG NGỪNG CỦA LINH TỬ MỚI LÀ ĐIỀU ĐÁNG KỂ VỚI THƯỢNG ĐẾ. Cho nên khi con lộng ngôn xúc phạm CHA, con làm CHA xót xa đau khổ! CHA ĐAU KHỔ KHÔNG PHẢI VÌ UY DANH SỨT MẺ, VÌ CHƠN LÝ LÚC NÀO CŨNG LÀ CHƠN LÝ, NHƯNG CHA KHỔ VÌ CON VÔ MINH, CON NGÃ MẠN TRONG NGU MUỘI, NÊN CON KHÔNG TIẾN HÓA ĐƯỢC. TRÌNH ĐỘ CỦA CON KẸT LẠI ĐÓ VÀ BỊ THOÁI BỘ THEO DÒNG TIẾN HÓA.


Cho nên, khi con xúc phạm CHA, CHA bắt tội con qua Tam Giáo Tòa. CHA BẮT TỘI NHƯNG VÌ QUYỀN LỢI CỦA LINH HỒN ĐỨA PHẠM TỘI, VÌ NHU CẦU HIỂU BIẾT VÀ TIẾN HÓA KHÔNG NGỪNG CỦA NÓ! BỞI VẬY SỰ THẤT LỄ PHẠM THƯỢNG CỦA CON VỐN DĨ KHÔNG LÀ TỘI, CHÍNH SỰ THẤT LỄ PHẠM THƯỢNG TRONG VÔ MINH, GÂY TRỞ NGẠI VIỆC TIẾN BỘ CỦA CON MỚI LÀ TỘI. Và rồi, luật báo ứng sẽ tác động lên lòng tự tôn ngu muội của con để sửa chữa, để thanh lọc, dần dần giúp con mở trí tiến hóa.

Đến khi con đạt được sáng suốt, hồn con được giải thoát khỏi sự ngu muội, con cứ việc chưởi CHA, tha hồ thóa mạ CHA. Đạt Ma Tổ Sư nó chưởi: "Ông Trời là đống phân". Đấy quả là một sự lộng ngôn! Nhưng ở đây lộng ngôn mà hiểu biết, nên không phải là lộng ngôn. Nó lộng ngôn trong minh triết. Lời thóa mạ của nó phát xuất từ sự hiểu biết cái vĩ đại vô cùng tận của Ông Trời, cái gì cũng là Ông Trời, đống phân cũng là Ông Trời, không có cái gì là không Ông Trời, Ông Trời gồm thâu hết mọi thứ! Cho nên, cái sự phạm thượng trong minh triết của Đạt Ma chính là lòng tôn kính tột bực đối với Ông Trời đó!

Bởi vậy, THÓA MẠ CHA TRONG VÔ MINH ẤY LÀ LỘNG NGÔN, NGÃ MẠN, PHẠM THƯỢNG. THÓA MẠ CHA TRONG HIỂU BIẾT, ẤY LÀ MINH TRIẾT, LÀ TÔN KÍNH CHA, LÀ CA NGỢI CHA ĐÓ VẬY!
Này con, CHA nói thêm rằng, thực ra tính tự tôn kiêu ngạo chính là bản chất của Thượng Đế, và là bản chất của con đó.

Tuy nhiên, nếu con cứ mãi ngã mạn trược, kiêu ngạo kiểu trược, con sẽ chìm đắm trong ngu muội, dậm chơn ở trình độ trọng trược u tối mà không tiến được. Cho nên, NẾU MUỐN KHỎI TRẦM LUÂN CHẬM TRỄ Ở TRÌNH ĐỘ ĐÓ, ĐỂ TIẾN SANG TRÌNH ĐỘ CAO HƠN, CON PHẢI HỌC NGÃ MẠN LỐI KHÁC HƠN.

Con đã học kiêu ngạo theo lối trược, giờ đây, con nên họ cách kiêu ngạo theo lối thanh để tiến lên chỗ sáng, chỗ nhẹ. Kiêu ngạo thanh là sao? KHI CON KHIÊM TỐN ĐÓ CON! Con phải hiểu KHI CON KHIÊM TỐN LÀ CON ĐANG TỰ TÔN MỘT CÁCH SÁNG SUỐT ĐÓ! Thật vậy, đứa kiêu ngạo không thích phục ai, luôn luôn muốn cao hơn người, NHƯNG VÌ NÓ KIÊU NGẠO KIỂU NẶNG, NÊN NÓ BỊ TRÌ XUỐNG THẤP MÀ KHÔNG ĐƯỢC LÊN CAO, NHƯ NÓ MUỐN. KIÊU NGẠO LỐI NÀY CHỈ KHIẾN CON XUỐNG THẤP, BỊ CHÊ BAI GIẬN GHÉT XA LÁNH.

Còn đứa khiêm tốn, ý không muốn hơn ai, luôn luôn tìm chỗ khuyết của mình để cầu tiến, hòa ái, học hỏi nơi tất cả, thấy mọi người đều là Minh Sư của mình, nhìn được trong chỗ dở, chỗ thấp kém, cái hay cái cao để mình học hỏi tiến bộ.

ĐỨA NÀY SẼ VỌT LÊN CAO THẬT NHANH, DÙ NÓ KHÔNG HỀ MUỐN LÀM CAO. Có phải chăng nhờ nó chịu khiêm tốn học hỏi nên được phong phú, mau tiến bộ, mau sáng suốt, hiểu biết nhiều? Hạnh khiêm tốn hòa ái với tất cả sẽ là hấp lực thu hút sự quí mến và lòng tôn trọng của mọi người với đứa đó. HÀNH ĐỘNG MÀ ĐƯỢC QUÍ MẾN TÔN TRỌNG, ĐƯỢC HƠN NGƯỜI VÀ ĐƯỢC TIẾN BỘ LÊN CAO, CHÍNH LÀ TÍNH KIÊU NGẠO ĐANG PHÁT TRIỂN Ở HÌNH THỨC CAO, TỨC LÀ KIÊU NGẠO THANH VẬY! NHỜ THANH NHẸ MỚI RÚT LÊN CHỖ CAO, CHỖ SÁNG. NGÃ MẠN TRƯỢC, CHỈ LÀ TÍNH KIÊU NGẠO Ở TRẠNG THÁI VỤNG VỀ THÔ THIỂN, NGÃ MẠN THANH HAY ĐỨC KHIÊM TỐN LÀ TÍNH KIÊU NGẠO Ở TRẠNG THÁI CAO NHÃ, TINH VI TẾ NHỊ. Lối tự tôn bằng cách khiêm tốn này sẽ giúp con tiến hóa lên chỗ sáng suốt.

Dĩ nhiên, ĐÂY PHẢI LÀ ĐỨC KHIÊM TỐN THẬT, KHÔNG PHẢI LÀM MÀU KHIÊM TỐN ĐỂ ĐƯỢC CA NGỢI. KHI TÂM CON CÒN VỌNG ĐỘNG CHÚT GÌ, MUỐN LÀM CAO, MUỐN ĐƯỢC KHEN, TỨC CÒN VƯỚNG MẮC CÁCH NGÃ MẠN NẶNG TRƯỢC, ẮT CON SẼ BỊ TRÌ XUỐNG NẶNG MÀ CHẲNG TIẾN CAO ĐƯỢC.

THỂ HIỆN HÒA ĐỒNG VỚI TẤT CẢ, LUÔN LUÔN HỌC HỎI TIẾN BỘ NHƯNG KHÔNG CHÚT VỌNG TƯỞNG MONG ĐƯỢC CAO, ĐƯỢC SÁNG, ĐƯỢC QUÍ, ĐƯỢC TRỌNG, TÂM Ý THANH TỊNH KHÔNG KHÔNG. ẤY MỚI THIỆT LÀ BIẾT KIÊU NGẠO THANH, LÀ HẠNH KIÊU NGẠO CỦA PHẬT VẬY!

Cho nên, kiêu ngạo là tính của Thượng Đế nên bất khả diệt! Khi con học khiêm tốn, ấy không phải là diệt KIÊU NGẠO, MÀ LÀ THĂNG HOA TÍNH KIÊU NGẠO CỦA CON ĐÓ THÔI. CUỘC HÀNH TRÌNH CON XUỐNG THẾ ĐẾN NGÀY VỀ LÀ ĐỂ HỌC TÍNH KIÊU NGẠO, TỪ THẤP ĐẾN CAO, TỪ NẶNG ĐẾN NHẸ, TỪ TRƯỢC ĐẾN THANH, CHO ĐẾN KHI CON THẬT SỰ BIẾT KIÊU NGẠO.

Nói đến đây, CHA nhớ lại, có đứa cho rằng cung cách giảng thuyết của CHA cũng như lối xưng hô thằng này đứa kia, như gọi Thầy các con là thằng Tám, hay gọi những vị lớn như Phật, Chúa, Khổng Tử v.v... bằng thằng Chúa, thằng Phật, thằng Khổng v.v... như vậy CHA có vẻ tự tôn, kiêu ngạo! Nhưng con ơi, con nghe CHA hỏi đây: CÓ ĐẠO LÝ NÀO LÊN ÁN CHA GỌI CON BẰNG "THẰNG" LÀ TỰ TÔN KIÊU NGẠO KHÔNG CON? HAY CHỈ CÓ NHỮNG ĐỨA CON NÓ NGHE CHA NÓ KÊU NÓ BẰNG "THẰNG" MÀ THẤY KHÓ CHỊU, NHỮNG ĐỨA ẤY MỚI TỰ TÔN KIÊU NGẠO! (1)

Nhưng nếu con nào nghe CHA xưng hô thằng này đứa nọ, mà lên án CHA là tự tôn kiêu ngạo thì CHA sẽ cho nó biết rằng, con nói CHA kiêu ngạo chưa đủ rõ, phải nói rằng CHA ĐẠI KIÊU NGẠO VÀ KIÊU NGẠO VÔ CÙNG TẬN MỚI ĐÚNG HƠN! CHA LÀ THẰNG KIÊU NGẠO NHỨT CÀN KHÔN! CHA CAO VÀ CŨNG THẤP NHỨT, CAO CẢ NHỨT MÀ CŨNG HÈN MỌN NHỨT, CẢ SỰ HÈN MỌN CHA CŨNG NHỨT KHÔNG MUỐN THUA AI! CHO NÊN, CHA KIÊU NGẠO CẢ TRONG SỰ HÈN MỌN NỮA CON! Và nếu khi nào CHA không còn kiêu ngạo nữa, CHA để CHA thua một cái gì, nhường bước cho một cái gì, còn để cái gì cao hơn CHA, thì đấy là sự sụp đổ của Chơn Lý tối thượng vậy! Thế nên, Chơn Lý vốn dĩ đại kiêu ngạo, đấy là bản chất bất khả diệt của nó.

Tuy nhiên, CHA cho con rõ, Ở NGÔI THƯỢNG ĐẾ CHA CÓ QUYỀN KHINH THƯỜNG HẾT MỌI THỨ TRONG CÀN KHÔN, CHA CÓ QUYỀN COI MỌI THỨ THẤP KÉM HƠN CHA HẾT, KHÔNG NHỮNG CHỈ VÌ CHA LÀ CHƠN LÝ TỐI THƯỢNG, KHÔNG NHỮNG CHỈ VÌ CHA LÀ ĐẤNG SÁNG TẠO RA NÓ, MÀ CẢ VÌ LÝ DO, KHI CHA NGHĨ KHINH NÓ, KHI CHA THẤY NÓ THẤP KÉM HƠN CHA, CHA NHÌN ĐƯỢC CHỖ NÓ LÀ CHA, CHA LÀ NÓ, NÓ VỚI CHA LÀ MỘT, ĐÓ THÔI: CHO NÊN, CHA KHINH MÀ KHÔNG KHINH, LÀM CAO MÀ THẤP, KIÊU NGẠO MÀ KHÔNG KIÊU NGẠO ĐÓ CON! NÊN BIẾT RẰNG: KHI CON LÀM ĐƯỢC CAO CẢ NHẤT VÀ LÀM ĐƯỢC HÈN MỌN NHẤT, THẤY ĐƯỢC CẢ HAI TRẠNG THÁI ĐÓ CÙNG MỘT LÚC, ẤY LÀ CON ĐÃ THẬT SỰ BIẾT KIÊU NGẠO VẬY!


Vấn: Thưa CHA, trước đây những bạn tu theo PLVV có nghe ông Tám dạy rằng, người hành pháp Thiền nầy không cần ăn chay, vì có phần Pháp Luân Thường Chuyển khử trược lưu thanh, cho nên ăn mặn mà vẫn thanh. Và Ông Tám còn nói bản thể người tu ví như cái nhà tốt, sang trọng như cái "xá vệ quốc".

Vậy tại sao không từ bi thâu nạp những phần điển các con thú vào để cho nó sung sướng, để độ nó, dẫn tiến nó đi lên. Đây là cứu nó chứ không phải sát nó. Tuy nhiên, từ ngày cha xuất hiện trong Phái Vô Vi, CHA khuyên chúng con phải ăn trường chay, rồi chúng con thấy ông Tám ăn chay trở lạị Như vậy phải chăng trước đây Ông Tám lý luận sai?

Đáp: Tại sao không từ bi thâu nạp phần điển thú vào cái nhà tốt sang trọng, vào cái "xá vệ quốc" của người tu cho nó hưởng sướng hơn, để độ nó, để dẫn tiến nó đi lên? Tám nói điều này đúng chớ con! Nhưng có điều CHỈ ĐÚNG VÀ CHỈ NÊN ÁP DỤNG CHO RIÊNG TÁM CŨNG NHƯ MỘT SỐ NGƯỜI TU TIẾN HÓA CAO, ĐÃ PHÁT HUỆ, CÓ TRÌNH ĐỘ THANH ĐIỂN NHIỀU ĐỂ CÓ THỂ DẪN TIẾN CON VẬT. Chỉ những cá nhân nầy mới có được bản thể đủ thanh lọc xứng đáng xem là "căn nhà sang trọng" là Xá Vệ Quốc để thu nạp các phần điển thú vào, cho nó hưởng được sự sung sướng, sự sáng suốt, thanh nhẹ, để dẫn tiến nó đi lên thôi!


TRƯỜNG HỢP NẦY ĂN MẶN CÓ PHƯỚC, CÓ CÔNG QUẢ! ĐEM ĐIỂN THÚ VÀO BẢN THỂ MÀ GIÚP NÓ TIẾN HÓA ĐI LÊN ĐƯỢC NHỜ SỰ SÁNG SUỐT VÀ KHỐI THANH ĐIỂN CỦA MÌNH THÌ NÊN LÀM, ĐẤY LÀ CỨU NÓ CHỨ KHÔNG PHẢI SÁT NÓ! Nhưng còn chúng con, đa số tu theo pháp nầy cũng bắt chước Tám ăn mặn, nhưng bản thể chúng con chưa đủ thanh lọc, huệ chưa sáng, thanh điển chưa bao nhiêu, căn nhà bản thể còn dẫy đầy rác rưới, meo mốc tối tăm, vì chưa được tẩy rửa bao nhiêu kiếp rồi, bây giờ mới bắt đầu quét rác.

Nhưng rồi con chắc con đã quét sạch chưa? Ngồi công phu hành pháp quét được mớ rác sau đó lại quến thêm một mớ khác vào, quét ra bao nhiêu lại quến thêm bấy nhiêu, đấy là, chưa kể trường hợp mỗi tối quơ vào vài "cú chổi " cho lấy có! Thế thì con ơi! trường hợp nầy, thật căn nhà của con không thể được xem là nguy nga sang trọng, là cái "Xá Vệ Quốc" để thu nạp chúng sanh mà khỏi bị phàn nàn! Căn nhà con còn lụp xụp tối tăm, thiếu vệ sinh, chưa quét dọn được là bao, thế mà còn thu nạp, mỗi ngày bao nhiêu là chúng sanh vào cái chỗ lụp xụp tối tăm, bẩn thỉu ấy nữa.

Dĩ nhiên, vào một nơi như vậy chỉ khiến chúng khổ sở tù túng ngu muội và không thể nào tiến hóa lên cao được! Vào căn nhà con mà không thấy sung sướng, thoải mái, không được tiến bộ sáng suốt hơn, thì tự nhiên, chúng phải quay lại khảo đảo con thôi! Ấy là chưa kể con còn phải có nợ "ân oán giang hồ” với chúng, vì con đã giết chúng, rồi đem chúng vào nơi tối tăm khổ sở.

Đấy gọi là "Nghiệp sát" đó con! Cho nên người tu còn ăn mặn mà không có trình độ dẫn tiến các phần điển thú để rút chúng lên tầng giới sáng hơn, thì các phần thú nầy phải bị kẹt lại trong bản thể khiến bản thể bị trược, và điển chúng sẽ vất vưởng theo con để đòi nợ, phá phách, rồi trì kéo con đường tu tiến của con thôi! Cho nên, các con trong Phái Vô Vi đa số không ăn chay vì ỷ lại vào cái Pháp Luân Thường Chuyển khử trược lưu thanh.

Nhưng CHA hỏi con, mỗi lần công phu, con có chắc rằng cái pháp luân đó quét sạch được rác rưới tích tụ từ bao nhiêu kiếp chưa? Ấy là chưa kể số rác rưới có thể quến vào thêm hiện tại trong đời sống hồng trần mỗi ngày của con. Con đã tẩy rửa con chưa sạch chưa thanh đã vậy con còn đem phần trược điển thú vào và dám tin chắc rằng con có thể tẩy rửa cho nó sạch, giúp nó sáng để đi lên hay sao?


Cho nên người tu giết CON VẬT MÀ ĐỘ ĐƯỢC NÓ, GIÚP NÓ SƯỚNG HƠN, SÁNG HƠN VÀ TIẾN HÓA THÌ ĐẤY LÀ CÔNG QUẢ. GIẾT NÓ MÀ KHÔNG ĐỘ ĐƯỢC, ĐỂ NÓ KẸT TRONG KHỔ SỞ TỐI TĂM, ẤY LÀ NGHIỆP QUẢ. GIẾT NÓ MÀ DẪN TIẾN ĐƯỢC NÓ, ẤY LÀ CỨU NÓ, LÀ CÓ ÂN VỚI NÓ. GIẾT NÓ MÀ KHÔNG DẪN TIẾN ĐƯỢC, ẤY LÀ HẠI NÓ LÀ CÓ OÁN VỚI NÓ! CÓ OÁN VỚI NÓ THÌ NÓ PHẢI THEO NÓ BÁO MÀ THÔI!

CHA có nghe lý luận rằng "Nếu ăn chay mà thành Phật thì con bò ăn toàn rau cỏ đã thành Phật rồi!" Điều nầy cũng đúng vì con nào nghĩ ăn chay mà thành Phật, ấy là mê tín, là vọng tưởng. Phải hiểu rằng, các con không thể ăn chay mà thành Phật được! Việc ăn chay chỉ trợ duyên cho người tu dễ đi, mau tiến hóa, bản thể được thanh hơn người ăn mặn, nên mau nhẹ mau sáng hơn.

NGƯỜI TU THIỀN ĂN CHAY SẼ HÀNH CÔNG PHU HƠN NGƯỜI ĂN MẶN CHẮC CHẮN. Vả chăng người tu khi ăn chay cũng là giúp phần hồn phát triển đức từ bi hỉ xả. Con không thể ru ngủ lương tri, vị lợi mình, vì miếng ngon của mình để nhúng tay vào máu, sát hại loài thú khi chúng đã có trình độ tham sống sợ chết. Con có thấy không, chúng đau đớn, rên siết, oằn oại biết chừng nào dưới tay đồ tể, và chúng cũng dùng hết sinh lực để dẫy dụa mong thoát khỏi cái chết đang chờ chúng và bám víu vào sự sống mong manh một cách tuyệt vọng ở những giờ phút sau cùng?

Nếu các con có huệ nhãn để quan sát phần điển con thú giờ phút đó, các con sẽ thấy điển của chúng rung động những màu sắc diễn tả sự kinh hoàng tột độ và sự oán hận ghê gớm những người đã giết chúng và làm chúng đau khổ. Là người tu phải học hạnh từ bi, phát tâm cứu khổ chúng sinh. Thế nên con phải hiểu, KHI GIẾT CON VẬT ĐỂ ĂN MÀ DẪN TIẾN ĐƯỢC NÓ LÀ CON CỨU KHỔ NÓ, GIẾT NÓ ĐỂ ĂN MÀ KHÔNG ĐỘ ĐƯỢC NÓ, ẤY LÀ CON ĐÃ SỐNG TRÊN MÁU VÀ TRÊN NHỮNG ĐAU ĐỚN RÊN SIẾT CỦA NÓ ĐÓ! Điều nầy để con thấy rằng KHI CON CHƯA CÓ TRÌNH ĐỘ ĐỂ CỨU KHỔ CON VẬT BẰNG CÁCH GIẾT NÓ THÌ HÃY CỨU KHỔ CON VẬT BẰNG CÁCH PHÓNG SINH NÓ VẬY!

Vấn: Thưa CHA, xin CHA cho rõ, người tu theo Pháp Lý nầy phải tới trình độ sáng nào, mới có thể ăn mặn mà cứu độ được con vật?


Đáp:À, người tu nếu muốn ăn mặn để lập công quả độ thú thì hãy chờ khi huệ nhãn mở tới trình độ thấy được hồn con vật. Thấy được cảnh nó vô bản thể mà nó vui, nó sướng, nhờ khối thanh điển của mình, và sau khi ăn nó, mình công phu dùng tư tưởng dẫn tiến nó, để mình niệm Phật, nó chịu niệm Phật theo mình, chịu nghe lời mình dạy tu để tiến hóa lên tầng giới cao hơn. Phải thấy được những cảnh như vậy bằng huệ nhãn của con, thì mới chắc rằng, con ăn thú vô mà giúp được nó sướng nó nhẹ. Đến trình độ đó con hãy ăn mặn.

Ở đây, cha cũng muốn nhắc nhở chúng con nhớ, hồi Tám mới tu, Tám cũng phải ăn chay trường chứ con. Đến khi trình độ Tám phát huệ, sáng nhiều, thấy được hồn con vật. Thầy nó là Đỗ Thuần Hậu mới khuyên nó ăn mặn để làm công quả độ thú.
Vì lúc đó cái nhà bản thể của Tám đã sáng đẹp, đã là cái Xá Vệ Quốc có thể thu nạp các chúng sinh mà giúp chúng sướng, chúng hiểu hơn để tu tiến.

Đạt Ma Tổ Sư cũng như nhiều vị Sư Tổ khác, khi đã có trình độ cao siêu rồi, đắc quả rồi mà còn phải ở cõi trần để độ đời thì đã không chấp nê chay mặn. Gặp chay ăn chay, gặp mặn ăn mặn, ăn mặn khi ấy cũng như ăn chaỵ

Ăn mặn ở trình độ của những vị đó còn hữu ích hơn ăn chay nữa. Ăn mặn lúc đó là vì từ bi, không phải sự đòi hỏi của khẩu vị nữa rồi. Tám cũng vậy, Tám giờ đây ăn mặn hữu ích hơn ăn chay, tuy nhiên, CHA đã kêu Tám ăn chay lại là để làm gương cho các con tu phái Vô Vi đó thôi!

Vì nếu nó ăn mặn, các con có khuynh hướng theo gương nó, rồi các con chưa đủ trình độ sáng, bắt chước nó ăn mặn khiến bị chậm trễ, bị trì kéo sự tiến bộ của các con thôi! Đây là lý do để Tám ăn chay trở lại như các con đã biết.

No comments:

Post a Comment